Thứ Tư, 18 tháng 3, 2020

Giải nỗi oan gần 40 năm

John hoảng hốt xốc bạn gái 17 tuổi tên Rosemary Anderson lên xe chở tới bệnh viện gần nhất ở thành phố Perth, Australia nhưng quá muộn. Rosemary đã chết. Hôm đó là ngày 9/2/1963.

Làm việc với cảnh sát, John kể rủ bạn gái tới nhà xem phim. Trong lúc xem, John thấy có bàn tay thò vào trong bát nên vỗ mạnh một cái vì tưởng em trai ăn vụng, không ngờ đó là tay của Rosemary.

Thấy bạn gái giận dỗi đi bộ về, John lái xe đi bên cạnh và năn nỉ lên xe song bất thành. John sau đó mặc Rosemary đi trước vì trong lần giận dỗi khác cô đã tự nguôi giận. Sau vài phút dừng lại hút điếu thuốc, John lái xe qua khúc cua thì phát hiện bạn gái nằm sấp mặt bất tỉnh bên lề đường, cơ thể nhiều vết bầm tím.

Quan sát xe của John, cảnh sát thấy mũi xe có vết lõm, phần cản trước có vết máu còn mới. Khi được hỏi về tình tiết này, John trả lời vết lõm do va chạm từ vài tuần trước, còn máu của Rosemary có thể đã bị rỏ lên trong quá trình anh ta kéo lên xe. Tuy vậy, cảnh sát vẫn cho rằng John đã đâm chết bạn gái.

Vết lõm trên mũi xe của John. Ảnh: Filmrise

Vết lõm trên mũi xe của John. Ảnh: Filmrise

Sau bốn tiếng thẩm vấn, John thừa nhận hành vi phạm tội, động cơ gây án do bực tức khi bị bạn gái từ chối gần gũi. Khi bạn gái không chịu lên xe, John nói rồ ga phóng đến định dọa nhưng không kiểm soát được nên mới đâm vào Rosemary.

Với lời khai và vết lõm ở mũi xe, John bị khởi tố về tội Giết người. Tại tòa, John yêu cầu được rút lại lời thú tội vì bị cảnh sát đánh đập và bức cung. Dù vậy, lời khai của John vẫn được chấp nhận, John cuối cùng bị kết tội Ngộ sát vào tháng 5/1963, lãnh án 10 năm tù.

Sau vài tháng tù, John thấy trại giam mới chuyển tới phạm nhân tên Eric Edgar Cooke – kẻ giết 8 người vừa bị kết án tử hình. Gặp John, Eric thú nhận đã cố tình đâm xe vào Rosemary khi thấy đi bộ bên đường.

Lúc này, John kể đột nhiên nhớ lại tối hôm đó, trong lúc chờ trên xe để Rosemary nguôi giận, anh ta thấy có chiếc xe khác phóng vụt qua nhưng không để ý lắm. Khi Rosemary bị đâm xe, Eric chưa bị bắt giữ nên vẫn có khả năng gây án. Dựa trên lời khai của Eric, John kháng cáo vào năm 1964.

Trước bằng chứng mới, cảnh sát đưa Eric tới hiện trường vụ án. Khi được yêu cầu chỉ chính xác vị trí đâm xe, Eric đã chỉ sai. Cảnh sát càng thêm nghi ngờ lời khai của Eric vì phần mũi che nắng trên xe của Eric không có vết tích va chạm dù hắn nói nạn nhân bị hất văng vào đây rồi bay qua nóc. Đơn kháng cáo của John bị tòa bác bỏ, John cũng mất hết hy vọng được minh oan vào ngày Eric bị thi hành án tử hình.

Phần lưỡi trai chống nắng trên xe của Eric còn nguyên vẹn. Ảnh: Filmrise.

Phần che nắng trên xe của Eric còn nguyên vẹn. Ảnh: Filmrise.

Sau 5 năm chấp hành án, John được ra tù sớm vì cải tạo tốt. Anh làm lại cuộc đời, tìm được việc làm và lập gia đình, nhưng không quên kêu oan. John thường viết thư tới quan chức để xin xét lại bản án, thậm chí viết sách về vụ án nhưng không tìm được nhà xuất bản.

Năm 1992, câu chuyện của John thu hút sự chú ý của một nữ nhà báo. Khi rà soát lại hồ sơ vụ án, cô thấy rằng trong đơn kháng cáo năm 1964 của John, Eric đã thừa nhận đâm xe vào 6 phụ nữ rồi bỏ chạy. Mô tả của 6 nạn nhân tương tự nhau, đều bị tông xe khi đang đi trên đoạn đường vắng vẻ tối tăm. Tuy vậy, tình tiết này khi ấy không được nhiều người để ý.

Tin rằng John vô tội, nữ nhà báo viết sách về vụ án và tìm được nhà xuất bản. Cuốn sách thuyết phục nhiều người rằng John vô tội, Eric mới chính là kẻ giết Rosemary. Dù vậy, John và nữ nhà báo vẫn phải tìm kiếm chứng cứ mới.

Sau một thời gian, nữ nhà báo tìm được chuyên gia tái dựng hiện trường tai nạn độc lập. Xem ảnh xe của John, chuyên gia nhận định vết lõm trên mũi xe không phù hợp với cú đâm ở tốc độ 30-40 dặm một giờ gây chết người. Theo chuyên gia, cú va chạm như vậy thường khiến cơ thể nạn nhân uốn cong theo mũi xe và để lại vết tích trên nắp capo, thay vì chỉ ở phần mũi.

Cơ thể người thường uốn cong và đập vào nắp capo khi bị tông xe. Ảnh: Filmrise.

Cơ thể người thường uốn cong và đập vào nắp capo khi bị tông xe. Ảnh: Filmrise.

Chuyên gia cất công tìm kiếm mẫu xe Holden EJ giống của Eric để thực nghiệm hiện trường với hình nộm như người thật. Qua thực nghiệm, chuyên gia thấy rằng khi bị xe của Eric đâm từ đằng sau, hình nộm bị hất lên trên, va chạm vào lưỡi trai chống nắng rồi bay qua nóc đúng như Eric từng khai.

Video ghi Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog hình cho thấy, dù bị hình nộm đập vào, lưỡi trai che nắng đàn hồi trở lại vị trí cũ, hoàn toàn không bị thiệt hại. Điều này lý giải được tại sao xe của Eric không có vết tích. Ngoài ra, hình nộm chạm đất trong tư thế nằm sấp giống Eric khai.

Tiếp theo, chuyên gia thực nghiệm bằng mẫu xe 1962 Simca Aronde giống của John. Sau ba lần va chạm lần lượt ở vị trí trái, phải, và giữa mũi xe, chuyên gia thấy rằng ba chiếc xe đều bị lõm nắp capo, trong khi dấu vết này không xuất hiện trên xe của John. Cả ba lần, hình nộm đều hạ cánh trong tư thế nằm ngửa, không trùng khớp với vết thương ở thân trước nạn nhân.

Căn cứ kết quả thực nghiệm, chuyên gia nhận định xe của John không thể gây ra vụ va chạm. Chiếc xe của Eric mới là phương tiện có khả năng gây án hơn cả.

Với chứng cứ mới, John đã kháng cáo. Ngày 25/2/2002, tòa án phúc thẩm Australia hủy bỏ bản án với John sau 39 năm. Một năm sau, John được chính quyền bồi thường hơn 400.000 AUD.

John Button (trái) cùng nữ nhà báo giúp ông giải oan. Ảnh: West Australian Today.

John Button (trái) cùng nữ nhà báo giúp ông giải oan. Ảnh: West Australian Today.

Với trải nghiệm của mình, John hiện dẫn dắt tổ chức Dự án Vô tội chi nhánh tại bang Tây Úc để đấu tranh nhằm trả tự do cho người bị kết án oan.

Quốc Đạt (Theo West Australian Today, The West, SMH )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét